Trang chủ -> LỊCH SỬ VIÊT NAM -> Chương XIV. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1885 - 1945) - Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927 – 1930)
 23/05/2015 12:01


VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (1927 – 1930)


Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.

Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.

Thành phần chủ yếu tham gia là tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị như học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức… Ngoài ra, Đảng còn phát triển khá mạnh vào hàng ngũ binh lính ngụy và một bộ phận tầng lớp trên ở nông thôn. Sau đó, Việt Nam Quốc dân đảng còn thu hút được nhóm Việt Nam Quốc dân của Nguyễn Khắc Nhu đang có chủ trương bạo động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.

Về tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ. Trong thực tế, địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kỳ và chưa khi nào tổ chức được một cơ quan trung ương thống nhất trên cả nước.

Về đường lối chính trị, tổ chức này có khuynh hướng là bạo động. Chương trình, điều lệ của Đảng lúc đầu còn mơ hồ, nhưng ngày càng bộc lộ lập trường dân chủ tư sản và chịu ảnh hưởng phần nào của học thuyết “Tam dân” của Quốc dân đảng Trung Quốc.

Sau vụ ám sát Bazin (tháng 2-1929), Việt Nam Quốc dân đảng bị đàn áp, bị đẩy vào tình thế phải phát động một cuộc bạo động non (tháng 2-1930). Sự khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp đã dẫn tổ chức này đến sự tan vỡ hoàn toàn.

                            [quay lại]


Tổng số thành viên: 19602
Thành viên mới nhất: Vũ ngọc khánh
Đang trực tuyến: 6
Lượt truy cập: 4326681